khăn microfiber detailing

Tổng hợp kiến thức cần biết về khăn Microfiber Detailing

Ngày đăng: 25/03/2023
Chuyên Mục: Detailing chuyên sâu

Tổng hợp kiến thức cần biết về khăn Microfiber Detailing

Bro Detailing đã giới thiệu đến các bạn khái niệm và tầm quan trọng của khăn Microfiber trong ngành Detailing tại bài viết trước. Với bài viết này, Bro Detailing sẽ tiếp tục cung cấp cho bạn những kiến thức chuyên sâu hơn, có thể gọi là “Insight” về khăn Microfiber Detailing. Dù bạn là người thích tự mình chăm sóc chiếc xe của mình tại nhà, hay bạn là dân chuyên nghiệp, các thông tin này sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để chọn được chiếc khăn Microfiber chất lượng và phù hợp nhất cho mục đích của bạn.

Thế nào là khăn Microfiber Detailing

Với đặc thù khối lượng công việc trong một mảng dịch vụ Detailing là rất lớn, đặc biệt với các trung tâm làm Detailing dịch vụ còn phải chịu thêm áp lực về thời gian. Khăn lau Detailing phải là loại khăn vừa có thể đáp ứng việc làm sạch bề mặt với hiệu quả cao trong thời gian nhanh nhất giúp người sử dụng không cảm thấy khó chịu dẫn đến nản lòng, vừa phải bảo vệ tốt cho bề mặt, không gây ra xước trong quá trình lau. Chính vì thế, loại khăn duy nhất có thể đáp ứng được các yêu cầu này chính là khăn Microfiber.

Khăn Microfiber Detailing phải đáp ứng những tiêu chí gì?

1. Tỉ lệ thành phần

Tỷ lệ thành phần ở đây được hiểu là tỷ lệ thành phần giữa PolyesterPolymide. Tỷ lệ này là vô cùng quan trọng, nó quyết định chất lượng, giá thành cũng như mục đích sử dụng của khăn trong từng mảng dịch vụ Detailing. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết này để hiểu hơn về các loại thành phần PolyesterPolymide trong sợi Microfiber.

Các tỷ lệ thành phần được sử dụng phổ biến của khăn Microfiber Detailing và được khuyến nghị bởi các chuyên gia là 80/20, 75/25, 70/30. Bạn có thể tìm thấy thông tin tỷ lệ này trên Tag của khăn hoặc hỏi nhà cung cấp khăn.

  • Tỷ lệ 80/20: với tỷ lệ Polymide 20%, các loại khăn này có độ mềm mịn và khả năng thấm hút thấp hơn. Bù lại, giá thành loại khăn này không cao. Chúng thường được dùng cho các công việc không đòi hỏi độ bảo vệ bề mặt cao như như lau mâm xe, lau khoang máy, khe cửa hay lau nội thất.
  • Tỷ lệ 70/30: Đây là loại khăn có độ mềm mịn và khả năng thấm hút cực tốt do tỷ lệ Polymide cao. Chúng thường được dùng cho công việc lau khô, lau dung dịch đánh bóng hay dung dịch bảo vệ vì chúng có khả năng bảo vệ bề mặt tốt. Tuy nhiên, giá thành của các loại khăn này cũng khá cao.
  • Tỷ lệ 75/25: Loại khăn này là sự kết hợp tính chất của 02 loại khăn trên.

Trên thực tế, nếu bạn sở hữu những loại khăn chất lượng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng cho nhiều mục đích với các tỷ lệ thành phần khác nhau vì các loại khăn Microfiber tốt sẽ luôn cung cấp độ mềm mịn cao với khả năng thấm hút tốt.

2. Loại viền của khăn
Khăn viền lụa

Loại khăn có viền bao ngoài được làm bằng chất liệu lụa. Loại viền này có khả năng thấm hút không tốt và có thể gây ra xước bề mặt. Tuy nhiên, với những loại khăn có viền thì khăn sẽ khó bị sơ lông hơn.

Khăn viền Microfiber Suede

Viền khăn được làm từ chất liệu sơi Microfiber Suede. Đây là loại chất liệu làm viền tốt nhất so với các loại khăn có viền khác như viền lụa hay viền thêu về độ thấm hút cũng như bảo vệ bề mặt.

Khăn viền vải thêu

Với viền bao ngoài được thêu bằng máy, đây cũng là loại viền có khả năng thấm hút không cao và dễ gây ra xước bề mặt.

Khăn không viền

Đây là loại khăn được ưa chuộng nhất trong ngành chăm sóc xe Detailing do không có viền – điểm thấm hút và bảo vệ bề mặt kém nhất của khăn. Viền khăn là những đường cắt bằng máy thông thường hoặc bằng tia laser Ultrasonic. Tuy nhiên, các loại khăn không viền chất lượng thấp có kỹ thuật cắt kém sẽ tạo ra các đường viền thô cứng dễ gây xước bề mặt và khăn rất dễ bị xơ lông.

3. Kích thước khăn

Có rất nhiều loại kích thước của khăn Microfiber Detailing chẳng hạn như 40×40, 40×60, 60×80 (cm)…và nó phụ thuộc vào từng nhà sản xuất. Cũng không thể nói loại kích thước nào phù hợp vì đó là sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, nhìn chung trong ngành Detailing, các Detailer thường sử dụng khăn có kích thước lớn như 40×60 hay 60×80 để lau khô nhanh hơn, lau dung dịch đánh bóng hay dung dịch phủ bảo vệ thường là những khăn vuông, không quá to như 40×40 để có thể gấp làm tư và để vừa vào lòng bàn tay dễ dàng hơn trong quá trình lau.

4. GSM và chiều cao sợi

GSM (Gram per Square Meter – g/m2) là đơn vị đo mật độ sợi khăn thông qua trọng lượng của khăn, biểu thị bằng gram trên một mét vuông. Có thể hiểu rằng, GSM càng cao thì khăn càng nặng. Ngoài ra, trọng lượng của khăn phụ thuộc vào chiều cao sợi khăn. Chiều cao sợi được tính từ chân sợi tại mặt phẳng của khăn đến đỉnh của sợi.

GSMchiều cao sợi tiêu chuẩn của khăn Microfiber Detailing được khuyến khích sử dụng bởi các chuyên gia nằm trong khoảng:

  • GSM: 300~500
  • Chiu cao si: 7 ~ 9 mm

Với thông số trên, khăn sẽ cung cấp khả năng thấm hút nhanh, thời điểm không thể thấm hút được nữa lâu hơn, độ mềm mịn caodễ cầm hơnkhăn khó tuột hơn khi gấp lại trong quá trình sử dụng (lau khô, lau dung dịch làm bóng, sealant, wax…)

5. Thương hiệu sản xuất khăn
thương hiệu chăm sóc xe hơi

Có rất nhiều các nhà sản xuất khăn Microfiber trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, hơn 95% khăn Microfiber có mặt trên thị trường có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, không có đánh giá nào cụ thể cho rằng khăn từ Trung Quốc có chất lượng thấp hơn khăn của Hàn Quốc và ngược lại.

Việc lựa chọn cho mình các loại khăn từ những thương hiệu có uy tín như Gyeon, CarPro, Meguiar’s, Chemical Guys…sẽ giảm thiểu tối đa cho bạn rủi ro tiền mất tật mang. Bạn có thể tham khảo thêm video “so sánh khăn Microfiber” bởi chuyên gia trong ngành.

Nhận định chung

Với các kiến thức vừa cung cấp, Bro Detailing hy vọng sẽ giúp bạn hiểu và có thêm thông tin cần thiết để chọn được cho mình loại khăn Microfiber Detailing chất lượng và phù hợp với từng mục đích cụ thể. Việc lựa chọn loại khăn có chất lượng ra sao phụ thuộc vào quan điểm và mô hình kinh doanh của bạn.

Tìm hiểu thêm thông tin:

Pin It on Pinterest